LUẬT KINH DOANH KHOÁ 05 - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
LUẬT KINH DOANH KHOÁ 05 - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Lớp luật kinh doanh khoá 05 - Khoa kinh tế - luật - Đại học quốc gia TP.HCM
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» Mot gio hoc cua TS DAS...(D108)
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Dec 05, 2008 8:56 pm by rongden

» Giao diện mới của trang web!!!
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeThu Sep 25, 2008 12:02 pm by Admin

» tat ca cac tai lieu luat shtt va luat thuong mai quoc te
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeWed Sep 17, 2008 8:26 pm by lele

» tài liệu luật sở hữu trí tuệ (thầy gửi)
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeSat Sep 13, 2008 11:28 pm by dai hiep

» xin lối!
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Sep 12, 2008 7:49 pm by dai hiep

» lam sao de gui hinh
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Sep 12, 2008 7:47 pm by dai hiep

» Hè vui vẻ!
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeThu Jul 10, 2008 8:55 pm by hong tam

» thay doi mon hoc
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Jun 27, 2008 10:20 am by tiger

» Chú ý về việc đăng ký môn học
tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeThu Jun 26, 2008 9:51 am by hong tam

Diễn Đàn
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Liên kết website
  • Bảng giao dịch trực truyến HASTC
  • Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    Số lần truy cập

    visitor analysis


     

     tóm tắt luật thương mại

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    dai hiep




    Tổng số bài gửi : 13
    Registration date : 07/01/2008

    tóm tắt luật thương mại Empty
    Bài gửiTiêu đề: tóm tắt luật thương mại   tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Jan 11, 2008 5:56 pm

    *ƯU TIÊN CHO ~ NGƯỜI KO THÍCH HỌC NHIỀU NHƯ DH, AI MÀ CHĂM HỌC KHI ĐỌC XONG CẤM CƯỜI, CẤM CHÊ ÍT
    Tóm tắt theo giáo trình ĐHLHN, thầy chỉ nói học thuộc mấy chương đầu để làm câu lý thuyết nên chỉ có tóm tắt chương I, chương II, sơ sơ là thế này :

    CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI

    1. Quan niệm
    Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác

    2. Khái niệm
    - Khái niệm luật thương mại: LTM là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    + Phạm vi điều chỉnh: 1.hoạt động thương mại của thương nhân; 2.họat động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    + Đối tượng áp dụng: 1. chủ yếu là thương nhân; 2.cơ quan nhà nước có thẩm quyền
    - Hành vi thương mại
    + Khái niệm họat động kinh doanh: Kinh doanh là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lời. Mục tiêu của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận
    + Khái niệm hành vi thương mại: Khoản 1, điều 3, LTM 2005
    + Đặc điểm: 1. Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định; 2. Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường nhằm mục đích sinh lời; 3.Hành vi thương mại mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân thực hiện
    - Phân loại hành vi thương mại
    + Dựa vào tính chất: HVTM thuần túy; HVTM phụ thuộc; HVTM hỗn hợp
    + Dựa vào lĩnh vực phát sinh: HVTM hàng hóa; HVTM dịch vụ; HVTM trong lĩnh vực đầu tư; HVTM trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

    3. Thương nhân
    - Khái niệm: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có đăng ký kinh doanh.
    - Đặc điểm thương nhân:
    + Phải thực hiện hành vi thương mại
    + Phải thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân
    + Phải thực hiện hành vi thương mại mang tính chất nghề nghiệp thường xuyên
    + Phải có năng lực hành vi thương mại
    + Thương nhân phải đăng ký kinh doanh
    - Các loại thương nhân
    + Thương nhân là cá nhân
    + Thương nhân là pháp nhân
    + Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình

    CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA

    I. Khái quát về mua bán hàng hóa
    - Định nghĩa (theo LTM 2005)
    + Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyên sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
    + Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và có quyền nhận thanh toán; Bên sử dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và có quyền sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
    - Áp dụng pháp luật trong giao dich mua bán hàng hóa quốc tế:
    + Áp dụng pháp luật quốc gia trong trường hợp: 1. các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn; 2.điều ước quốc tế mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định điều khoản về luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế và luật của một quốc gia nhất định; 3.cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng
    + Áp dụng tập quán thương mại (ngày càng được áp dụng rộng rãi). Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại
    (một số từ khóa khi tra trên mạng: Incoterms, UCP, ICC)
    + Thói quen thương mại. Là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại
    Về Đầu Trang Go down
    dai hiep




    Tổng số bài gửi : 13
    Registration date : 07/01/2008

    tóm tắt luật thương mại Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: tóm tắt luật thương mại   tóm tắt luật thương mại Icon_minitimeFri Jan 11, 2008 5:58 pm

    II. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
    1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
    a. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428 (BLDS)về hợp đồng mua bán tài sản "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán"
    - Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm:
    + Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
    + Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (quốc tế) (xem điều 753 BLDS), thông thường một hợp đồng được coi là dạng này có các yếu tố sau:
    >> Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài
    >> Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài
    >> Hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch hoặc không cùng nơi cư trú
    - Hình thức mua bán hàng hóa quốc tế (theo LTM2005)
    + Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
    + Tạm nhập, tái xuất hàng hóa
    + Tạm xuất tái nhập hàng hóa
    + Chuyển khẩu hàng hóa: là việc mua hàng từ một nước này để bán sang một nước khác ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu ở Việt Nam

    b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân
    - Hình thức có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa các bên (có thể: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành vi của các bên giao kết) (điều 24 LTM2005)
    - Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa
    - Nội dung, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.

    2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng.
    - LTM 2005 không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Tuy nhiên căn cứ LTM và BLDS ta thấy những điều khoản quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: Đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng
    - Ngoài ra cần lưu ý, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật.

    3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (theo quy định BLDS)
    a. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán.
    - Theo điều 390 BLDS: đề nghị giao kết hợp đồng mua bán là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
    - Hình thức đề nghị có thể theo điều 24 LTM 2005
    - Thời điểm có hiệu lực của đề nghị được bên đề nghị ấn định hoặc kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó
    - Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình
    - Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong một số trường hợp (tham khảo trang 27 gt)
    - Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực khi:
    + Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
    + Hết thời hạn trả lời chấp nhận
    + Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
    + Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
    + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

    b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán.
    - Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời:
    + Trong thời hạn được ấn định của bên đề nghị, trừ trường hợp có lý do khách quan.
    + Giao tiếp trực tiếp thì phải trả lời ngay trừ trường hợp có thỏa thuận khác

    c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
    - Nguyên tắc: Hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận
    - Theo Điều 404 (BLDS), thời điểm giao kết hợp đồng mua bán có các trường hợp sau:
    + HĐ giao kết bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên cùng nhau ký vào văn bản
    + HĐ giao kết gián tiếp bằng văn bản: thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết tiếp nhận
    + HĐ giao kết bằng lời nói: là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
    - Trường hợp im lặng (xem K2 điều 404 BLDS, cũng có thể coi là hợp đồng được giao kết
    - Lưu ý: Thông thường hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. (điều 405 BLDS)

    4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
    Căn cứ điều 122 BLDS -> các điều kiện sau:
    - Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng
    - Đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền
    - Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
    - Hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật (4 nguyên tắc theo quy định của BLDS)
    - Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật (điều 24 LTM)

    5. Thực hiện hợp đồng mua hàng hóa
    a. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
    "Hợp đồng có tính chất là luật của các bên", nguyên tắc (Điều 412 BLDS):
    - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác
    - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau
    - Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

    b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán
    Nghĩa vụ cơ bản của bên bán
    - Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng (Đ39-Đ41 LTM)
    - Giao chứng từ kèm theo hàng hóa (Đ42 LTM)
    - Giao hàng đúng thời hạn (Đ37, Đ41)
    - Giao hàng đúng địa điểm (Đ38)
    - Kiểm tra hàng trước khi giao hàng (Đ44)
    - Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán (Đ 443 BLDS)
    - Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua (Đ45, Đ62)
    - Rủi ro đối với hàng hóa (Đ57-Đ61)
    - Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa (Đ49 LTM) (Đ446,Đ448 BLDS)

    Nghĩa vụ cơ bản của bên mua
    - Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
    - Nghĩa vụ thanh toán: chú ý một số điều khoản: địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, xác định giá, chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, ngừng thanh toán (Đ50, Đ52 LTM; Đ306, Đ305 BLDS)

    Chú ý: Nghĩa vụ bên này cũng chính là quyền của bên kia

    6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
    a. Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định
    - Đặc điểm:
    + Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật
    + Nội dung gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản
    + Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật
    - Chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò:
    + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
    + Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng

    b. Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Có hành vi vi phạm hợp đồng
    - Có thiệt hại vật chất thực tế xẩy ra
    - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.
    - Có lỗi của bên vi phạm

    c. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
    - Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297 LTM)
    - Phạt hợp đồng (Đ300, Đ301 LTM)
    - Bồi thường thiệt hại (Đ303, Đ307 LTM)
    - Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng (Đ308, 310, K4 Đ312 LTM)

    d. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
    Theo Đ294 LTM
    - Xảy ra sự kiện bất khả kháng (K1 Đ161 BLDS)
    - Hành vi vi phạm của một bê hoàn toàn do lỗi của bên kia
    - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyến định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng

    III. Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    1. Khái quát về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    a. Khái niệm mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    - Giao dịch mua bán hàng hóa có thể phân chia thành 2 loại căn cứ vào đối tượng
    + Các giao dịch mua bán hàng hóa hiện hữu
    + Các giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng hóa sau khi quan hệ mua bán được thiết lập (mua bán hàng hóa tương lai)
    Khái niệm mua bán hàng hóa trong tương lai được đề cập trong luật thương mại năm 2005 với tên gọi là mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    - Khái niệm: Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được hiểu là họat động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận việc thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại thời điểm trong tương lai (K1 Đ63 LTM)

    b. Sở giao dịch hàng hóa
    - Sở giao dịch hàng hóa là chủ thể trung tâm của hoạt động mua bán hàng hóa trong tương lai
    - Điều 67 LTM quy định chức năng của sở giao dịch hàng hóa

    c. Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    Theo Đ 70, Đ71 LTM
    - Nhân viên của sở giao dịch hàng hóa không được phép môi giới, mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
    - Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không được thực hiện hành vi:
    + Gian lận, lừa dối
    + Đưa tin sai lệch
    + Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường
    - Đối với thương nhân còn không được thực hiện các hành vi sau:
    + Lôi kéo khách ký kết HĐ
    + Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng
    + Sử dụng giá giả tạo ...

    2. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    a. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    - LTM quy định hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch là: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn
    + Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một điểm trong tương lai theo hợp đồng
    + Hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá xác định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này
    - Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa, HĐ mua bán hàng hóa trong tương lai còn có những đặc điểm sau:
    + Hợp đồng này là hợp đồng song vụ, theo đó các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
    + Đối tượng là những hàng hóa chưa hiễn hữu tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán
    + Được giao kết và thực hiện qua sở giao dịch hàng hóa

    b. Một số nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    - Tên hàng.
    - Chất lượng hàng hóa.
    - Giá trị hàng hóa được mua bán trong hợp đồng.
    - Thời điểm giao hàng trong hợp đồng.
    - Địa điểm giao hàng trong hợp đồng.

    c. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
    - Trường hợp hợp đồng kỳ hạn (Đ65 LTM)
    - Trường hợp hợp đồng quyền chọn (Đ66 LTM)
    Về Đầu Trang Go down
     
    tóm tắt luật thương mại
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    LUẬT KINH DOANH KHOÁ 05 - KHOA KINH TẾ - LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM :: Your first category :: tat ca tai lieu de dowload-
    Chuyển đến